“Nhà cháu nhỏ lắm, phía sau có nhiều cọc chống đỡ để lấn bờ kênh. Nhà cháu không thơm như nhà các bạn mà lúc nào cũng nồng nặc mùi rác thải, xác động vật thối nữa. Chị em cháu hay bị tả và các bệnh tiêu hóa. Có lần em gái bị sốt xuất huyết, mẹ khóc nhiều và trách bố vì nhà nghèo nên phải sống ở cái “ao rác”. Bố mắng mẹ tại tiết kiệm mười lăm nghìn đồng phí xe chở rác thứ gì cũng đổ xuống nước nên con cái mới sinh bệnh. Vì con kênh ô nhiễm mà nhà cháu không được vui vẻ và hạnh phúc. Cháu ước nhà nhà có nhiều tiền trả phí xe đổ rác, không ai xả bậy xuống kênh để dòng nước sạch trong đẹp như trên tivi. Được như vậy mọi người sẽ khỏe mạnh bên nhau mãi…”
Mỗi ngày, những người tổ chức cuộc thi ảnh “Đối thoại với dòng sông” (cuộc thi ảnh đầu tiên của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam tổ chức) đã nhận được những câu chuyện cảm động và ấn tượng từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam, chúng tôi gọi đó là “những câu chuyện sông ngòi”. Tổng cộng có 593 ảnh/bộ ảnh và câu chuyện được 130 tác giả gửi đến đã được chia sẻ trên Facebook của VRN từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2015. Cuộc thi đã nhận được hàng ngàn lượt thích, chia sẻ và mở ra hàng trăm chủ đề thảo luận về các dòng sông đang bị đe dọa.
Rất nhiều bức ảnh và câu chuyện đã thu hút người xem như câu chuyện người cha sống với sáu đứa con của mình trên chiếc thuyền nhỏ trên dòng sông hoặc một bức ảnh miêu tả việc khai thác cát dẫn đến dòng sông khô hạn bất thường. Những bức ảnh khiến người xem nhận thức rõ hơn và quan ngại về tình hình hiện tại của các con sông trên toàn quốc. Bộ ảnh của những người dân đánh bắt và đãi hến bên bờ sông tại Hà Tĩnh, miêu tả vẻ đẹp của người lao động và lịch sử lâu dài của các món ăn từ sông ngòi. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau những hình ảnh nhắc đến một khu vực khai thác cát cách 3 km về phía thượng nguồn của làng. Khu khai thác này làm dấy lên lo sợ rằng sinh kế và nguồn thực phẩm từ dòng sông một ngày nào đó sẽ biến mất.
Ở góc nhìn tổng thể, cuộc thi là một dấu ấn thú vị được thực hiện bởi những nỗ lực không nhỏ của tất cả các thành viên. Mỗi lần mở Facebook, các cảm xúc và ý kiến khác nhau lại ùa vào, nhưng luôn luôn có tình yêu và sự quan tâm cho các con sông. Tất cả những câu chuyện được kể đi kể lại và chia sẻ nhiều lần, và chúng tôi biết rằng dòng sông sẽ luôn có một chỗ trong trái tim và tâm trí của mọi người. Thích thật. Không chỉ riêng cho tôi, mà còn cho bạn, cho cả cộng đồng.
Hơn nữa, ý kiến, câu chuyện và phân tích của các tác giả về hình ảnh của mình cũng như những hình ảnh của những người tham gia khác, tạo ra một sự kiện thú vị, giữ sự thu hút cho nhiều người theo dõi. Một số bức ảnh được gửi đến sự kiện này ghi lại những hậu quả của việc ngăn sông để xây dựng nhà máy thủy điện. Điều này rất quan trọng bởi vì đằng sau sự thành công của một nhà máy thủy điện là sự mất mát của các hệ sinh thái khu vực và những khu đất màu mỡ, từ đó làm gia tăng các tác động của biến đổi khí hậu. Văn hóa của dân tộc thiểu số, di sản và truyền thống cũng đang bị đe dọa. Những khía cạnh quan trọng nhắc nhở tất cả chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ vẻ đẹp của các con sông.
Sau khi những lo ngại ban đầu, bây giờ chúng tôi có thể tự hào nói rằng các cuộc thi ảnh là một cơ hội để các cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ sông ngòi. Công chúng hiểu rõ hơn những thách thức mà các con sông đang phải đối mặt. Làn sóng các nhiếp ảnh gia và công chúng quan tâm nhiều hơn về các con sông và những tài nguyên sông ngòi mang lại ngày càng tăng.
Khi theo dõi các sự kiện trên Facebook, chúng tôi thấy được nhu cầu thảo luận về tương lai của các con sông. Nhiều dự án, nghiên cứu, sách và sách ảnh về các con sông sẽ được mở ra trong tương lai gần. Những hành động có thể và tích cực. Chúng tôi hy vọng rằng nhiều bức ảnh và câu chuyện sẽ được kể lại và chia sẻ, và các dòng sông sẽ mãi mãi là “mạch máu của sự sống” của chúng ta.